Ngoài vai trò là một loại rau ăn, mồng tơi cũng là vị thuốc thường dùng trong y học dân gian với công dụng chữa nhiều loại bệnh phổ biến.
Theo GS Đoàn Thị Nhu, PGS Phạm Duy Mai cùng nhiều nhà nghiên cứu khác trong cuốn Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam (NXB Khoa học và Kỹ thuật), mồng tơi có vị ngọt, chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, hóa tràng, lương huyết, giải độc. Loại cây này thường được dùng để chữa đại tiện táo bón, tiểu tiện khó, tiêu chảy ra máu, da nổi ban, mụn nhọt.
Có 3 công tức từ rau mồng tơi thường dùng để trị chứng táo bón. Theo đó, người bệnh có thể lấy lá và cành non mồng tơi nấu canh ăn. Hoặc dùng công thức: rau mồng tơi 50g, rau đay 50g, 1 – 2 củ khoai sọ, rửa sạch, thái nhỏ để nấu, ăn trong ngày.
Cũng có thể kết hợp rau mồng tơi với 3 loại rau khác là rau má, rau đay, rau lang, mỗi thứ 50g thái nhỏ, sắc với 400ml nước đến khi còn 100ml, uống trong ngày.
Các chuyên gia y hoc cổ truyền nhấn mạnh, những người cao tuổi bị bệnh táo bón nên dùng rau mồng tơi để ăn hàng ngày. Những người cơ thể tỳ lạnh, đại tiện phân lỏng không nên dùng mồng tơi.
![]() |
Rau mồng tơi - Hình minh họa: farmflavor.com |
Ngoài công dụng trị táo bón, mồng tơi còn có công dụng tốt trong chữa mụn và mụn đầu đinh. Cụ thể, lấy lá mồng tơi 50g, lá ớt 50g, xương rồng bà có gai (một khúc cành cạo sạch gai) rửa sạch, giã nát để đắp lên vết mụn, ngày thay thuốc một lần. Đồng thời, kết hợp uống cùng nước sắc lá bồ công anh 20g, măng tre 20g, gừng 8g trong từ 3 đến 5 ngày.
Lá mồng tơi giã nát để đắp cũng là bài thuốc thường xuyên được sử dụng để chữa chứng đầu vú nứt nẻ ở phụ nữ.
Ở nước ngoài, rau mồng tơi cũng được tin dùng để chữa nhiều chứng bệnh. Đặc biệt, người ta không chỉ sử dụng lá rau mồng tơi mà còn dùng các bộ phận khác của loại cây này.
Tại Malaysia, lá mồng tơi giã nát, dùng đắp bên ngoài cũng có công dụng chữa mụn nhọt. Ở Indonesia, nước sắc của lá dùng làm thuốc tẩy giun nhẹ cho trẻ em. Dịch ép của lá với một ít nước chanh và nước dừa thường được dùng cho phụ nữ có thai, còn các bà đỡ thường cho phụ nữ đẻ uống hỗn hợp dịch ép từ lá mồng tơi và lá dâm bụt. Lá mồng tơi phối hợp với riềng và giấm là bài thuốc chữa thổ tả. Ở Philippines, rễ mồng tơi giã nát đắp ngoài làm thuốc tiêu sưng, dịch ép từ rễ bôi lại có công dụng chữa trứng cá.
Ngoài các công dụng chữa bệnh trên, nhiều phụ nữ nước ngoài còn dùng hạt mồng tơi bỏ vỏ phơi khô, tán thành bột mịn, trộn với mật ong, bôi hàng ngày lên mặt để giúp cho da mặt trở nên mịn màng tươi sáng. Bột mồng tơi trộn với phấn hoa cũng có công dụng trong điều trị bệnh rôm sảy.
PV
Bình luận
Những tin mới hơn
- Những tác hại do bạn mặc quá ấm khi ngủ (20/12/2020)
- Ăn kiêng bằng quả bơ: Ăn chất béo để giảm béo (20/12/2020)
- Mỹ phê duyệt vắc xin Covid-19 thứ 2 (20/12/2020)
- Lợi ích và rủi ro của chế độ ăn kiêng low carb (20/12/2020)
- Bệnh viện Quân y 103 nỗ lực ghi danh trên bản đồ ghép tạng thế giới (20/12/2020)
- Người đàn ông 10 năm không dám lấy vợ vì mắc "hội chứng phụ thuộc toilet" (18/12/2020)
- Nam giới triệt sản có ảnh hưởng chuyện "chăn gối"? (18/12/2020)
- Bắt đầu tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam (18/12/2020)
- Ho đờm 1 tháng, người đàn ông Hưng Yên phát hiện ung thư giai đoạn cuối (18/12/2020)
- Việt Nam ghi nhận thêm 2 ca Covid-19 (18/12/2020)
- Vụ sửa kết quả Covid-19 đồng nghiệp thành dương tính: Xử phạt 2 người liên quan (16/12/2020)
- Hai bệnh nhân dị tật tim được cứu sống nhờ kỹ thuật lần đầu áp dụng tại Việt Nam (16/12/2020)
- TP.HCM gỡ bỏ các khu phong tỏa liên quan tới Covid-19 (16/12/2020)
- Người đàn ông bị đau bụng, ngứa toàn thân, đi khám phát hiện ung thư (16/12/2020)
- Chế độ ăn kiêng cho người thích cơm (15/12/2020)
- Lý do bạn thấy khó thở khi leo cầu thang (15/12/2020)
- Nam thanh niên bị đột quỵ sau cơn đau đầu dữ dội (15/12/2020)
- Việt Nam có thêm 5 ca Covid-19 mới (15/12/2020)
- Nuốt đồng xu trong lúc chơi đùa, bé gái 4 tuổi nhập viện (15/12/2020)
- Bốn hành động khiến bạn già nhanh hơn (14/12/2020)