Bé K. (4 tuổi, ngụ TP.HCM) đang chơi trong vườn bỗng khóc lớn, người nhà phát hiện bé bị rắn lục đuôi đỏ cắn.
Bác sĩ Danh Xâm Bách, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM) cho biết, bệnh viện vừa xử lý 2 trường hợp bị rắn lục đuôi đỏ cắn. Các bệnh nhân đều sinh sống tại TP.HCM, nơi tập trung đông dân cư.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân sau khi dùng huyết thanh kháng nọc rắn
Theo đó, trường hợp thứ nhất là bé trai N.M.K (4 tuổi, ngụ TP.HCM) bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở mu bàn chân trái gây sưng phù từ mu bàn chân lan đến nửa cẳng chân trái.
Gia đình cho biết, bé đang chơi trong vườn nhà thì hét lớn. Khi phát hiện bé bị rắn cắn, người thân truy lùng rắn sau đó mới đưa bé đi cấp cứu.
Tại bệnh viện, vết rắn cắn khiến bé K. sưng phù lan lên đầu gối. Bác sĩ đã dùng kháng sinh ngừa nhiễm trùng, tiêm phòng uốn ván và truyền huyết thanh kháng nọc rắn lục.
Sau đó, bệnh nhi được chuyển qua đơn vị Hồi sức tích cực Nhi để điều trị.
Hiện tại bé tỉnh, tiếp xúc tốt, tổn thương tại vết cắn ngưng diễn tiến nặng thêm, giảm sưng nề. Bé tiếp tục được truyền huyết thanh kháng nọc độc.
Trường hợp thứ 2 là bà Đ.T.N (49 tuổi, ngụ TP.HCM) bị rắn lục đuôi đỏ cắn ở mu bàn chân phải khi ra vườn trồng rau và vô tình đạp trúng đuôi rắn.
Vết cắn khiến bàn chân bà nóng, đau, sau đó bầm tím, sưng phù lan qua mắt cá chân.
Tại bệnh viện, bà cũng được truyền huyết thanh kháng nọc độc. Hiện sức khỏe của bà đã ổn định.
Bác sĩ Bách cho biết, ở Việt Nam, thường gặp 2 họ rắn độc chính là rắn hổ và rắn lục. Chính vì vậy, người nhà không nên lùng sục, săn tìm “hung thủ” để mang đến cho bác sĩ vì sẽ mất thời gian chữa trị và gây nguy hiểm cho người đi bắt rắn.
“Mọi người nên yên tâm là các bác sĩ có thể dựa trên nhóm triệu chứng để nhận diện loại rắn, từ đó có hướng điều trị thích hợp nhất”, bác sĩ Bách lưu ý.
Một số sai lầm phổ biến trong sơ cứu rắn cắn là rạch, hút nọc độc, buộc garo, bôi các chất lạ vào vùng bị cắn. Việc sơ cứu không đúng sẽ gây hại thêm cho người bị rắn cắn như nhiễm trùng, đoạn chi và thậm chí là tử vong.
Bác sĩ Bách cũng nhấn mạnh, thực hiện sơ cứu ban đầu và chỉ định dùng huyết thanh kháng nọc rắn phù hợp đóng vai trò rất quan trọng trong xử trí rắn cắn.
Đầu tiên, người nhà phải đưa bệnh nhân rời khỏi hiện trường. Người bệnh hạn chế vận động, rửa - băng ép và nẹp cố định vùng chi bị rắn cắn nhằm giảm việc hấp thu nọc độc qua đường bạch huyết.
Sau đó, gia đình gọi ngay hệ thống cấp cứu ngoại viện 115 để vận chuyển người bệnh đến bệnh viện cấp cứu, truyền huyết thanh kháng nọc độc rắn nếu có chỉ định.
Cách xử trí khi bị rắn cắn
Liên Anh
Bình luận
Những tin mới hơn
- Nam thanh niên dương tính nCoV đi xe công nghệ tới nhiều nơi, nhậu 2 lần (29/12/2020)
- Hậu Giang tìm người phụ nữ là F1 đi cùng xe bệnh nhân 1440 (29/12/2020)
- TP.HCM có 1 người dương tính Covid-19 liên quan đến bệnh nhân 1440 (29/12/2020)
- Xếp xó hàng vạn cuốn sổ, 12.000 trạm y tế bước sang thời kỳ mới (30/12/2020)
- TPHCM họp khẩn truy tìm các F1 liên quan đến ca nhiễm Covid-19 (29/12/2020)
- Bộ Y tế thông tin ca Covid-19 tại TP.HCM và 9 ca khác (29/12/2020)
- Người đàn ông về từ Mỹ là bệnh nhân 1441 mắc Covid-19 tại Việt Nam (28/12/2020)
- Tạm đóng cửa quán ăn bệnh nhân 1440 từng đến (28/12/2020)
- Lý do một số người đỏ mặt khi uống rượu (28/12/2020)
- Thêm 6 ca Covid-19 mới, cả nước có 1.439 người mắc (27/12/2020)
- Vĩnh Long truy vết các ca tiếp xúc gần với thanh niên nhập cảnh trái phép (27/12/2020)
- 13 ca F1 của bệnh nhân 1440 âm tính lần đầu (27/12/2020)
- Nữ giáo viên sống lành mạnh sốc khi biết mắc ung thư (27/12/2020)
- Tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam cho nhóm thứ hai (27/12/2020)
- Việt Nam ghi nhận ca Covid-19 thứ 1440 là thanh niên nhập cảnh trái phép (27/12/2020)
- 13 người tiếp xúc gần với ca Covid-19 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam (27/12/2020)
- Cơ thể biến đổi không ngờ khi bạn ngừng ăn đường một tháng (27/12/2020)
- Tiếp tục truy vết F1, F2 của bệnh nhân 1440 (27/12/2020)
- "Tắm tiên’ giữa thời tiết lạnh giá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn (26/12/2020)
- Một người tử vong do uống sai liều thuốc hạ huyết áp (26/12/2020)