Các bác sĩ cho biết, ống dẫn tinh bị đứt rời có thể làm mất đường đi của tinh trùng ra tinh hoàn, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản người bệnh sau này.
Nam bệnh nhân L.V.H. (21 tuổi, quê Hòa Bình) được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Ha Nội) trong tình trạng đa chấn thương do tai nạn xe máy: chấn thương sọ não, chấn thương hàm mặt, vết thương vùng bẹn trái.
Sau khi tiến hành thăm khám và cho người bệnh thực hiện các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ phát hiện người bệnh có tổn thương tĩnh mạch chậu bên trái, có huyết khối tĩnh mạch chậu ngoài và đùi bên trái.
Đồng thời, người bệnh đã đứt rời hoàn toàn bó mạch thừng tinh bên trái, đứt rời ống dẫn tinh trái, tổn thương tĩnh mạch cầu ngoài bên trái.
Bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo, Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho biết, bó mạch thừng tinh trái và ống dẫn tinh trái có nhiệm vụ cấp máu đến 80% cho tinh hoàn nên khi hai phần này tổn thương sẽ làm cho tinh hoàn người bệnh tổn thương.
Ống dẫn tinh trái bị đứt rời cũng sẽ làm mất đường đi của tinh trùng ra tinh hoàn bên trái. “Người bệnh là thanh niên trẻ 21 tuổi, mới có 1 con gái nên cần tiến hành phẫu thuật sớm để đảm bảo sức khỏe sinh sản sau này”, bác sĩ Thảo thông tin.
![]() |
Bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo thăm khám cho bệnh nhân H. sau phẫu thuật - Ảnh: BVCC |
Ngay lập tức, bệnh nhân H. được đưa vào phòng phẫu thuật. Về tổn thương tĩnh mạch chậu ngoài, các bác sĩ chuyên khoa tim mạch đã nối tĩnh mạch đùi, khâu vết thương tĩnh mạch chậu ngoài, kiểm tra lưu thông tốt.
Trước tổn thương phức tạp về nam học, các bác sĩ Trung tâm Nam học đã xử lý cắt lọc và nối trực tiếp ống dẫn tinh bằng kỹ thuật vi phẫu 2 lớp. Đây là kỹ thuật nối ống dẫn tinh tiên tiến nhất hiện nay với tỷ lệ thành công cao nhất.
Ca phẫu thuật diễn ra trong 8 tiếng kết thúc thành công. Sau mổ 6 ngày, tới nay, toàn trạng người bệnh đã ổn định, bụng mềm, chân trái có thể vận động được, siêu âm tinh hoàn không bị tím, siêu âm mạch máu cấp máu cho tinh hoàn tốt, không thấy thiếu máu tinh hoàn, siêu âm có đùi không thấy huyết khối tĩnh mạch đùi nông sâu.
Nguyễn Liên
Bình luận
Những tin mới hơn
- Những rủi ro khi bạn ăn quá nhiều thịt (07/04/2021)
- Cụ ông 70 tuổi nguy cơ sống thực vật cả đời sau một bữa rượu (07/04/2021)
- Tế bào ung thư ken đặc ruột người đàn ông thích nhậu (07/04/2021)
- Những thực phẩm quen thuộc cần tránh khi đang uống thuốc (07/04/2021)
- Những cái chết đột ngột ở người trẻ (07/04/2021)
- Giảm cân bằng cách ăn chuối vào buổi sáng như người Nhật (07/04/2021)
- Mắc ung thư phổi di căn 2 lần, người đàn ông vẫn khỏe mạnh suốt 15 năm (06/04/2021)
- Vụ ‘bay lắc’ trong bệnh viện: Bộ Y tế yêu cầu giám đốc viết kiểm điểm (06/04/2021)
- 63 tỉnh, thành hỏa tốc lập danh sách 10 nhóm được tiêm vắc xin Covid-19 miễn phí (07/04/2021)
- Việt Nam công bố thêm 6 ca mắc Covid-19 (06/04/2021)
- Cô gái bị nhồi máu cơ tim khi mới 29 tuổi khiến bác sĩ giật mình (06/04/2021)
- ‘Tử vi sinh học’ - giải mã gen để phòng bệnh sớm, bảo vệ sức khỏe (05/04/2021)
- Hai mẹ con nhập cảnh ở Tây Ninh mắc Covid-19 (05/04/2021)
- Loại nước uống có lợi cho sức khỏe nhưng hại răng (05/04/2021)
- Các thói quen tốt nhưng chưa chắc phù hợp với bạn (05/04/2021)
- Thanh niên mọc tàn nhang quanh miệng, không ngờ mắc bệnh gây hoại tử ruột (05/04/2021)
- Bệnh viện thẩm mỹ Thu Cúc: Hành trình mang hạnh phúc đến mọi miền (05/04/2021)
- Bác sĩ dùng thìa phẫu thuật thành công cho bệnh nhân (05/04/2021)
- Việt Nam ghi nhận thêm 3 ca Covid-19 chuyển về Hà Nội điều trị (05/04/2021)
- Biểu hiện dễ thấy của loại ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Việt Nam (05/04/2021)