Trên sông Krông Năng (Đắk Lắk) có tới 5 cầu đều do dân tự phát làm đã xuống cấp nghiêm trọng, có nơi, mỗi lần qua, cầu rung bần bật. Tuy vậy, hằng ngày người dân, học sinh vẫn liều mình đi qua.

Một cầu tạm bắt qua sông Krông Năng xuống cấp
Tại cầu treo Xuân Thái – Xuân Thái 3, nối xã Ea Dăh với xã Phú Xuân (huyện Krông Năng, Đắk Lắk), PV ghi nhận cây cầu cũ kỹ; hai bên mố cầu làm bằng trụ bê tông thô sơ; các dây cáp nối qua cầu đã hoen gỉ, người dân phải dùng mỡ bôi lại… Người đi bộ qua, chiếc cầu rung lắc mạnh. Dù hai bên cầu đã có biển cảnh báo “Cầu yếu, chỉ dành cho người đi bộ” nhưng người dân vẫn qua bằng xe máy.

Cầu treo yếu đến mức chỉ dành cho người đi bộ
Ông Trần Quốc Sao, Trưởng thôn Xuân Thái 3, cho hay, cây cầu dài 49m, rộng 1,4m, làm từ năm 2013. Trước khi làm cầu, người dân 2 thôn (Xuân Thái, Xuân Thái 3) vượt sông bằng bè tạm hoặc đi đường vòng hơn 15 cây số. Mùa mưa, nước sông dâng cao, chảy xiết; người, xe máy, nông sản đôi khi rơi xuống sông rất nguy hiểm. Do đó, người dân ở 2 bên sông góp 120 triệu đồng làm cầu. Qua nhiều năm sử dụng, cầu xuống cấp nặng, dây cáp dưới cầu bị đứt. Mỗi ngày, trên 700 lượt người qua lại, trong đó có học sinh.

Ván cầu đã mục, hư hỏng
Cách cầu Xuân Thái- Xuân Thái 3 không xa cũng có cầu treo do người dân thôn Xuân Thái- Xuân Thái 2 góp tiền làm từ năm 2007. Hơn 13 năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, dân chỉ dám đi ban ngày, hạn chế di chuyển ban đêm.
Ông Phạm Bá Tất (người dân sống gần cầu) cho biết, những lúc mưa to, nước dâng cao, người dân sợ qua cầu. “Mỗi lần đi qua, cầu rung lắc, thót tim nhưng đành nhắm mắt đi. Nếu không đi cầu này, dân phải đi vòng qua xã khác cách 20 cây số”, ông Tất kể.

Cầu treo bắt qua sông Krông Năng được làm khá thô sơ
Cũng trên sông Krông Năng nối xã Ea Dah- Phú Xuân, còn có cầu treo Xuân Thái 1, Xuân Lạng 2 và Xuân Đạt.Theo thống kê của Phòng kinh tế hạ tầng huyện Krông Năng (Đắk Lắk), trên địa bàn hiện có 6 cầu treo do dân tự làm.
Riêng sông Krông Năng nối xã Ea Dah và xã Phú Xuân có tới 5 chiếc cầu do dân đóng góp làm, quản lý. Tất cả các cầu trên đã xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy hiểm, nhất là vào mùa mưa bão. Chính quyền huyện đã cho cắm biển cảnh báo, nhiều lần bố trí kinh phí để tu sửa nhưng chỉ khắc phục tạm thời; về lâu dài, người dân rất mong muốn cấp trên bố trí xây dựng cầu dân sinh chắc chắn.

Biết hiểm nguy, người dân vẫn phải đi qua cầu

Người dân chở nông sản qua cầu Xuân Đạt
Huỳnh Thủy
Bình luận
Những tin mới hơn
- Đắk Lắk: Vì sao 50 tỉ đồng tiền ngân sách chi để tạm ứng…tại dự án nuôi bò lại khó thu hồi? (18/12/2020)
- Đắk Lắk: Siết chặt cung đường “nóng” dịp cuối năm (18/12/2020)
- Đắk Lắk: Phạt gần 70 triệu đồng 3 tài xế ‘ma men’ điều khiển ô tô (18/12/2020)
- Đắk Lắk: Vừa rút 200 triệu từ ngân hàng thì bị 2 đối tượng ‘diễn kịch’ trộm hết (18/12/2020)
- Đắk Lắk: Hàng loạt sai phạm đào tạo nghề, vì sao chưa xử lý ? (18/12/2020)
- Đắk Lắk: 34 liệt sĩ được xác định danh tính (18/12/2020)
- Mua ma túy qua mạng từ Sài Gòn, giấu trong thùng mì tôm gửi về Đắk Lắk (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Nhà nhiều tầng nuôi yến trong khu dân cư (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Cần phục hồi và tu bổ những bến nước văn hóa (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Các trưởng công an phải chịu trách nhiệm nếu địa bàn có pháo nổ dịp Tết (15/12/2020)
- Đắk Lắk: ‘Ngạt thở’ vì cơ sở chế biến cà phê đặt giữa khu dân cư (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Không dám dời trạm BOT chặn luôn tuyến tránh vì sợ như… BOT Cai Lậy (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Những lợi thế của một khu đô thị ‘lõi’ (15/12/2020)
- Đắk Lắk: Nâng cao hiệu quả các công trình thủy lợi (14/12/2020)
- Đắk Lắk: Quán cà phê trong nhà dài Ê đê (14/12/2020)
- Đắk Lắk: Ngăn chặn trục lợi bảo hiểm xã hội, một công dân được khen thưởng 10 triệu đồng (14/12/2020)
- Đắk Lắk: Giáo viên tố cáo hiệu trưởng hàng loạt bê bối (14/12/2020)
- Đắk Lắk: Tài xế, chủ xe nhận ‘trát’ phạt 72 triệu do chở quá tải (13/12/2020)
- Đắk Lắk: Phát hiện, thu gom 180 quả đạn pháo trong rẫy cà phê (13/12/2020)
- Bài học từ những sai phạm tại Sở Y tế Đắk Lắk (12/12/2020)