Dưới cái mác là “cây thảo mộc” dùng để phòng bệnh trong chăn nuôi, một số người dân trên địa bàn tỉnh đã đưa cây cần sa vào trồng trái phép trong vườn rẫy của gia đình.
Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh) cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh đã phát hiện 32 vụ, 33 đối tượng trồng trái phép cây cần sa, thu giữ tổng cộng 8.495 cây cần sa tươi, tăng hơn 25 vụ so với năm 2019. Để qua mắt người dân xung quanh và lực lượng chức năng, các đối tượng đã trồng xen canh cây cần sa trong vườn cà phê, hồ tiêu ở những khu vực vườn rẫy xa khu dân cư hay trong nhà kho…

Công an huyện Ea H’leo bắt quả tang hai đối tượng Lê Anh Tài và Lê Hoàng Quỳnh trồng trái phép cây cần sa ở thôn 1 (xã Ea Hiao).
Đơn cử ngày 6-3 vừa qua, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy (Công an huyện Ea H’leo) phối hợp với Công an xã Ea Hiao tiến hành kiểm tra và bắt quả tang hai đối tượng Lê Anh Tài (SN 1978, ở thôn 1, xã Ea Hiao, huyện Ea H’leo) và Lê Hoàng Quỳnh (SN 1990, ở thôn 4, xã Hòa Thuận, TP. Buôn Ma Thuột) đang trồng trái phép 1.586 cây cần sa xen canh trong vườn cà phê, hồ tiêu. Cây cao nhất là 1,8 m và cây thấp nhất là 1 cm được ươm trong bịch ni lông. Khu vực trồng cần sa ở xa khu dân cư, ít người qua lại. Làm việc với cơ quan công an, Tài và Quỳnh khai nhận toàn bộ số cây cần sa trên được trồng để làm thuốc chữa bệnh cho gia cầm. Công an huyện Ea H’leo đã quyết định tạm giữ hình sự hai đối tượng trên để điều tra về hành vi trồng trái phép cây cần sa.
Trước đó, vào ngày 28-12-2020, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy (Công an huyện Cư M’gar) đã phát hiện tại rẫy của ông Vũ Ngọc Bình, ở thôn 3 (xã Ea Tar) đang trồng 239 cây cần sa, có chiều cao từ 10 – 35 cm. Ông Bình khai nhận, trồng cây cần sa với mục đích phòng bệnh cho gia cầm. Công an huyện Cư M’gar đã tiến hành nhổ bỏ số cần sa trên, đồng thời ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối tượng Vũ Ngọc Bình về hành vi trồng trái phép cây cần sa với số tiền phạt là 3,5 triệu đồng.

Vườn cần sa được trồng tại rẫy cà phê và hồ tiêu của gia đình bà Võ Thị Nga ở thôn Quang Trung (xã Ea Tân, huyện Krông Năng Năng).
Thượng tá Huỳnh Vũ Long, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy cho biết, trong số 32 vụ trồng cần sa trái phép đã bị phát hiện có 5 vụ, 6 đối tượng trồng cây cần sa với số lượng lớn (tổng cộng 5.401 cây) tại 3 huyện Ea H’leo, Cư M’gar và Krông Búk. Hiện trên địa bàn tỉnh chưa phát hiện vụ việc nào liên quan đến trồng cần sa để trao đổi, mua bán trái phép liên quan đến các đối tượng nghiện ma túy. Tuy nhiên, trong các vụ án có một số đối tượng đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu, đầu tư để trồng cây cần sa đạt chất lượng tốt. Đơn cử có thể kể đến đối tượng Đỗ Thị Kim Thanh ở buôn Trăp (xã Cư M’gar) trồng 110 cây cần sa đã bị Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, ma túy (Công an huyện Cư M’gar) bắt quả tang hồi tháng 2-2021. Trong đó có 60 cây cần sa trong bầu ươm được bà Thanh trồng ở nhà kho có đầu tư hệ thống quạt gió, điện chiếu sáng…
Thượng tá Huỳnh Vũ Long cho hay, khi bị bắt quả tang các đối tượng đều khai trồng cây cần sa để cho gia cầm ăn nhằm phòng tránh bệnh tật và tăng hiệu quả chăn nuôi, nhưng qua công tác đấu tranh của lực lượng chức năng, các đối tượng đều nhận thức được việc trồng cây cần sa là vi phạm pháp luật.
Về quan niệm cây cần sa có thể phòng bệnh trong chăn nuôi, Phó Chi cục trưởng, phụ trách Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Thủy Lệ Vũ khẳng định, hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh gia cầm ăn cây cần sa sẽ mau lớn hay phòng trừ được các loại bệnh. Trong khi đó vắc xin phòng chống các loại bệnh cho vật nuôi có giá rẻ hơn rất nhiều so với việc đầu tư trồng cây cần sa trái phép.
Theo khoản 3 Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP, ngày 12-11-2013, người trồng cây cần sa với số lượng dưới 500 cây có thể bị xử phạt hành chính từ 2 – 5 triệu đồng. Và theo khoản 1 Điều 247 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), căn cứ vào các khung hình phạt, người trồng cây cần sa trái phép sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Bình luận
Những tin mới hơn
- Lịch tạm ngừng cung cấp điện trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, trong thời gian từ ngày 04/4 đến ngày 10/04/2021 (03/04/2021)
- Đắk Lắk: Xôn xao clip trẻ mầm non hát rap ‘địa ngục trần gian anh không thể ở…’ (04/04/2021)
- Đắk Lắk: Trẻ hát rap ‘địa ngục trần gian’ tại hội thi bé ngoan, nhà trường nói gì? (05/04/2021)
- Đắk Lắk: Bắt tạm giam 3 đối tượng vận chuyển hơn 18.000 bao thuốc lá lậu (05/04/2021)
- Đắk Lắk: Tạm giữ 21 người đánh bạc, thu giữ hơn 300 triệu đồng (03/04/2021)
- Điện mặt trời áp mái tại Đắk Lắk: Nhanh quá… hóa thừa (03/04/2021)
- Đắk Lắk: Hơn 120 năm tù cho 41 người giả cô dâu, chú rể lừa đảo người khác (02/04/2021)
- Sẽ thanh tra, kiểm tra trên 600 dự án xây dựng (03/04/2021)
- Ông chủ Đô Ban Mê và khu vườn lan giá trị ở Buôn Ma Thuột (03/04/2021)
- TP. Buôn Ma Thuột: Đô thị cần thêm những mảng xanh? (02/04/2021)
- Đắk Lắk: Vây bắt ‘đôi bạn tù’ buôn bán 1kg ma túy với giá 220 triệu đồng (02/04/2021)
- Đắk Lắk: Quyết định chủ trương đầu tư 48 dự án trên địa bàn tỉnh (01/04/2021)
- Đắk Lắk: Nhà ở xã hội bị trục lợi (01/04/2021)
- Xe trá hình Đắk Lắk – Đắk Nông: Hàng loạt xe vi phạm tốc độ 100 lần/1 tháng (01/04/2021)
- Đắk Lắk: Đất công cho thuê tràn lan, lãnh đạo nhiều đơn vị phải báo cáo (01/04/2021)
- Đắk Lắk: Xử lý nghiêm những công ty xả thải nước bẩn ra hồ dân sinh (31/03/2021)
- Đắk Lắk: Mới nhất vụ hơn 200 công nhân môi trường nguy cơ mất việc (31/03/2021)
- Đắk Lắk: Xin trả lại nhà ở xã hội – Nhường cho người khó hơn (31/03/2021)
- Đắk Lắk: Lợi dụng dịch bệnh Covid-19, lừa đảo chiếm đoạt hơn 2,2 tỉ đồng (31/03/2021)
- Nhà ở xã hội cho cán bộ bị rao bán: UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo ‘nóng’ (31/03/2021)