Xã Ea Pô, huyện Cư Jut, tỉnh Đăk Nông là 1 xã vùng sâu thường xuyên bị hạn hán, thiếu nước sinh hoạt nên được đầu tư xây dựng nhiều công trình cấp nước sinh hoạt tập trung. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng, các công trình này liên tục bị hư hỏng, thậm chí bỏ hoang nhiều năm trong khi hàng nghìn người dân không có nước hợp vệ sinh để sử dụng.

Cỏ phủ quanh bồn chứa nước
Đây là một công trình cấp nước sạch tập trung tại xã Ea Pô. Cánh cửa lâu ngày không hoạt động nên đã hỏng; hệ thống máy móc, ống nước vận hành đã bị hoen gỉ. Thay vì chứa nước lọc, chiếc bồn này giờ thành nơi cho cây mọc. Được đầu tư 10 tỷ đồng nhằm cung cấp nước sạch cho 9 thôn, nhưng chỉ hoạt động được 1 thời gian ngắn rồi bỏ hoang. Cách trạm cung cấp nước sạch chỉ 1 con đường, thế nhưng gia đình ông Hà Công Nghĩa đến nay vẫn chưa được dùng nguồn nước sạch từ trạm này, cho dù đường ống dẫn nước đã được đấu nối, lắp đặt.
Còn đây là công trình nước sạch nằm tại thôn Trung Sơn, xã Ea Pô. Được đầu tư xây dựng và đưa vào hoạt động từ năm 2004. Vận hành được 1 thời gian ngắn rồi cũng ngưng hoạt động, bỏ hoang hơn chục năm qua. Các hạng mục đã dần xuống cấp theo thời gian.
Được biết, từ năm 2003 cho đến nay, trên địa bàn xã Ea Pô được đầu tư 5 công trình cấp nước sạch. Tuy nhiên, tất cả các công trình trên đều bị bỏ hoang với cùng 1 lý do “không đủ kinh phí để duy trì vận hành”
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có gần 300 công trình nước sạch. Tuy nhiên, trong số đó chỉ có khoảng 1/3 số công trình đang hoạt động và cấp nước, phần còn lại đã ngưng hoàn toàn. Hầu hết đều có chung tình trạng, quá trình khảo sát, đánh giá trước khi xây dựng các công trình không sát thực tế, dẫn tới các công trình cấp nước tập trung khi đưa vào sử dụng đều có số hộ đấu nối và sử dụng nước thấp hơn so với thiết kế dẫn đến nguồn thu không đủ để duy trì vận hành công trình.
Trong bối cảnh tình trạng khô hạn và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, hàng ngàn người dân đang mong chờ được sử dụng nước sạch. Những công trình như thế này cần sớm được vận hành hiệu quả hơn nhằm giúp người dân giải quyết bài toán thiếu nước sạch và cũng tránh để tình trạng đầu tư tiền tỷ rồi bỏ hoang gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước.
Bình luận
Những tin mới hơn
- Đắk Nông: Nhiều phụ nữ bị lừa khi nhận quà từ bạn trai quen qua mạng (25/12/2020)
- Đắk Nông: Phát hiện hơn 1.400 cây cần sa trồng trong rẫy cà phê (25/12/2020)
- Đắk Nông: Trồng hơn ngàn cây cần sa… cho heo, gà ăn mau lớn (25/12/2020)
- Đắk Nông: CSGT ‘mật phục’ xử lý nhiều xe chở đất có ngọn, hết hạn đăng kiểm (27/12/2020)
- Vụ ma túy lớn nhất ở Đắk Nông: Phê chuẩn khởi tố, lệnh tạm giam 2 bị can (25/12/2020)
- Dệt thổ cẩm ở Đắk Nông: Nỗ lực bảo tồn của cộng đồng các dân tộc (25/12/2020)
- Đắk Nông: Hai vợ chồng ‘trùm’ ma túy trốn truy nã 20 năm vừa bị bắt (24/12/2020)
- Đắk Nông: Vẫn chưa khắc phục được con đường 27 tỉ chưa bàn giao đã vỡ toác (25/12/2020)
- Đắk Nông: Doanh nghiệp khai thác đá bị phạt 120 triệu đồng do hết hạn giấy phép (25/12/2020)
- Đắk Nông: Dàn xe quá tải ‘thi gan’ với CSGT suốt hơn 10 giờ (24/12/2020)
- Đắk Nông: Bao giờ dân làng Dao có điện? (23/12/2020)
- Đắk Nông: Xe cơi nới thành thùng, chở ‘có ngọn’ tung hoành khắp phố (23/12/2020)
- Đắk Nông: Người phụ nữ U50 mất gần 80 triệu đồng vì hẹn hò “người tình Mỹ” qua mạng xã hội (23/12/2020)
- TP Gia Nghĩa cần tập trung giải quyết tái định cư cho người dân vùng dự án (23/12/2020)
- Phát hiện súng K54 trong nhà kẻ tàng trữ ma túy ở Đắk Nông (23/12/2020)
- Đắk Nông: Tạm giữ thanh niên buôn ma túy, có tiền án (23/12/2020)
- Hàng trăm phần quà cho bà con nghèo tại tỉnh Đắk Nông (23/12/2020)
- CSGT Đắk Nông trao trả xe máy bị mất cắp cho người dân (23/12/2020)
- Đắk Nông: Cần thanh tra dứt điểm đối với công tác quản lý, sử dụng đất của HTX Nông nghiệp 19-5 (22/12/2020)
- Đắk Nông: Người dân sợ nguy hiểm khi đi qua đường trăm tỷ bị đất, đá vùi lấp (20/12/2020)