Để đến được khu sản xuất Lơ Dar rộng hơn 100 ha, người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) phải đi qua cây cầu treo tạm bợ. Gần đây, cây cầu bị xuống cấp nghiêm trọng khiến ai đi qua cũng rùng mình lo sợ.
Để thuận tiện cho việc vận chuyển nông sản và đi lại, năm 2000, dân làng Pờ Yầu tự đóng góp hơn 4 triệu đồng mua dây cáp, xẻ gỗ lấy ván làm cầu treo bắc qua suối Tơ Ngar. Do kinh phí hạn chế nên cây cầu được làm khá tạm bợ với chiều dài khoảng 30 m mặt cầu rộng chừng 1 m. Từ nhiều năm nay, cây cầu treo này là con đường duy nhất để sang khu sản xuất Lơ Dar rộng hơn 100 ha.
Đã thành thông lệ, cứ sau mỗi vụ mùa thu hoạch nông sản, dân làng lại quyên góp tiền để tu sửa cây cầu treo. Gần đây, do lưu lượng người qua lại nhiều nên cây cầu treo xuống cấp nghiêm trọng, các dây cáp nhiều chỗ gỉ sét, dây thép quấn quanh cầu được buộc sơ sài, các tấm ván trên mặt cầu đã mục nát.
Ông Djrết cho biết: “Muốn đến rẫy thì phải qua cây cầu treo này. Mỗi lần qua đây, bà con rất sợ vì cầu rung lắc dữ dội. Vào mùa mưa lũ, nước ngập tới cầu, dân làng phải ngủ lại rẫy vài ngày đợi nước rút mới về được. Từ lâu, bà con rất mong Nhà nước hỗ trợ làm cây cầu kiên cố để đi lại thuận tiện, an toàn”.

Người dân làng Pờ Yầu (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) phải đi qua cầu treo tạm bợ, xuống cấp để đến khu đất sản xuất. Ảnh: R’Ô Hok
Còn anh Tèo thì bày tỏ: “Cầu treo này là con đường duy nhất để qua rẫy. Vì mặt cầu yếu không thể vận chuyển phương tiện sản xuất qua được nên bà con hoàn toàn làm thủ công. Vào mùa thu hoạch, bà con phải vác từng bao nông sản qua bên kia cầu treo để tập kết rồi mới chở về nhà được”.
Theo ông Gep-Trưởng thôn Pờ Yầu-cho biết: Cầu treo Lơ Dar được coi là con đường độc đạo dẫn đến khu sản xuất của dân làng. Trước đây khi chưa có cây cầu treo, để qua khu sản xuất này, người dân phải lội suối Tơ Ngar hoặc đi đường vòng rất xa.
Để rút ngắn khoảng cách đi lại, dân làng tự góp tiền làm cầu tạm phục vụ việc đi lại. “Dân làng Pờ Yầu mong lắm một cây cầu kiên cố để việc đi lại được an toàn, thuận lợi hơn, góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống”-ông Gep bày tỏ thêm.
Trao đổi với P.V, ông Huỳnh Ngọc Hải-Chủ tịch UBND xã Lơ Pang-cho biết: “Thông qua các buổi họp, dân làng Pờ Yầu thường xuyên đề nghị Nhà nước đầu tư để làm cầu bắc qua suối Tơ Ngar. Ủy ban nhân dân xã cũng đã có tờ trình gửi các cơ quan cấp trên đề nghị đầu tư xây dựng cây cầu kiên cố phục vụ việc đi lại của bà con trong làng an toàn hơn”.
Bình luận
Những tin mới hơn
- Gia Lai: Bắt chủ tịch công ty trồng rừng nhưng… phá rừng (07/01/2021)
- Vụ án mạng tại chợ đêm Pleiku, Gia Lai: Tòa trả hồ sơ để điều tra thực nghiệm hiện trường (07/01/2021)
- Gia Lai: Chợ chiều Chư Răng (07/01/2021)
- Gia Lai: Bắt quả tang 2 cặp nam nữ mua bán dâm trong nhà nghỉ (07/01/2021)
- Gia Lai: Chàng rể ‘hờ’ 3 lần mượn xe của bố vợ mang đi cầm cố (07/01/2021)
- Gia Lai: Thăng trầm nghề trồng rau ở vùng ven đô thị Pleiku (07/01/2021)
- Gia Lai: Dùng chai rượu đánh chết bạn nhậu, lãnh án 16 năm tù (06/01/2021)
- Gia Lai: Nhiều cơ sở sản xuất cà phê gây ô nhiễm (06/01/2021)
- Gia Lai: Hàng chục ngôi mộ tại Nghĩa trang thị xã Ayun Pa bị đập phá (07/01/2021)
- Gia Lai: Chính quyền giải quyết không rốt ráo, ‘đá tặc’ lộng hành (06/01/2021)
- Gia Lai: Khẩn trương làm rõ vụ phá rừng Kbang (06/01/2021)
- Gia Lai: Lộ diện đường dây “tín dụng đen” (06/01/2021)
- Gia Lai: Đề nghị xử phạt chủ đầu tư và đơn vị thiết kế hồ chứa Ia Rtô do có vi phạm (06/01/2021)
- Hải quan Gia Lai phát hiện hơn 1.200 gói thuốc lá lậu vô chủ (06/01/2021)
- Gia Lai: Cứu người đàn ông bị tai nạn hy hữu – thanh gỗ nửa mét đâm xuyên cổ (06/01/2021)
- Gia Lai: Thi hành án ‘tùy tiện’, Chi cục Thi hành án dân sự bị đòi bồi thường 3.3 tỉ đồng (06/01/2021)
- Gia Lai: Rừng phòng hộ bị phá nát! (Bài 2) (06/01/2021)
- Gia Lai: Đánh công an rồi lái xe gỗ bỏ trốn (06/01/2021)
- Tuyển giáo viên theo Luật mới, hàng ngàn sinh viên Cao đẳng sư phạm ở Gia Lai về đâu? (05/01/2021)
- 3 ngày nghỉ Tết Dương lịch 2021: Gia Lai không xảy ra tai nạn giao thông (05/01/2021)