Chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ vỏ hạt điều và lá cây dã quỳ của HS trường Chuyên Hùng Vương (Gia Lai) đạt giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc 2020.
Là tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, toàn tỉnh Gia Lai có 176.373 ha cây công nghiệp dài ngày, trong đó cây điều chiếm gần 18.000 ha. Khi thu hoạch người dân chỉ lấy phần nhân còn vỏ hạt điều bị thải bỏ gây ô nhiễm môi trường.
Trước thực trạng này, một nhóm 5 học sinh trường Chuyên Hùng Vương (Gia Lai) gồm em: Lê Nhật Minh (11C2A), Trần Lê Hải (12C8), Phan Lê Khánh Dương (11C6), Huỳnh Thị Thanh Huyền (11C2B) và Võ Trọng Nhân (11C5A) đã bắt tay vào nghiên cứu lấy vỏ hạt điều và lá cây dã quỳ để làm chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học và phân bón để chăm sóc lại cho cây điều.

Nhóm học sinh trường chuyên Hùng Vương (Gia Lai) cùng nghiên cứu ra chế phẩm thuốc trừ sâu sinh học và phân bón hữu cơ từ vỏ hạt điều và lá cây dã quỳ.
Em Lê Nhật Minh trao đổi: “Theo em được biết, mỗi năm tại tỉnh Gia Lai có khoảng 50 ngàn tấn vỏ hạt điều bị thải ra ngoài môi trường. Chúng em đã tìm hiểu nhiều tài liệu và biết được trong vỏ hạt điều có chứa một số chất quý giúp ức chế hoạt động của côn trùng. Khi kết hợp với lá cây dã quỳ sẽ tạo ra một hỗn chất cực mạnh để chống lại côn trùng xâm hại đến cây điều”.
“Chính vì vậy, chúng em đã bắt tay vào nghiên cứu để mong muốn tạo ra các chế phẩm nông nghiệp từ vỏ thải hạt điều và lá cây dã quỳ nhằm hỗ trợ bà con nông dân sử dụng làm phân bón và chống lại các loại sâu bệnh hại cho cây điều, cũng như chăm sóc cho các loại cây trồng khác.
Đặc biệt, việc sử dụng nguồn nguyên liệu chính vỏ thải hạt cây điều nên giúp ích và giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường”, em Minh bộc bạch.
Tham gia cuộc thi sáng tạo Thanh thiếu niên Nhi đồng cấp tỉnh, nhóm học sinh đã đăng ký đề tài “Combo (Far-Sup), sản phẩm của nhà nông làm từ phế thải nông nghiệp, thân thiện với môi trường”.
Để làm được dự án trên, nhóm học sinh đã phải đi xa hàng chục cây số đến các vườn điều của bà con nông dân tại xã Ia O (huyện Ia Grai, Gia Lai) để khảo sát, thực nghiệm. Ngoài giờ học, các em lại đến phòng thí nghiệm của nhà trường để nghiên cứu, phân tích, tách chiết các chất.

Việc nghiên cứu này đã mở ra cách giải quyết về nguồn phế thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ở Gia Lai.
Em Trần Lê Hải tâm sự: “Ngoài giờ học, chúng em đã cùng họp lại với nhau để phân công nhiệm vụ cho dự án. Một số bạn đi tìm mẫu vật, nhóm đọc tài liệu hoặc hỏi ý kiến của chuyên gia nhằm có phương pháp nghiên cứu đi đúng hướng.
Điều chúng em gặp khó khăn nhất là vỏ hạt điều có chất gây dị ứng nên chúng em phải mất hàng tháng để loại bỏ chất này và tạo nên sản phẩm hữu ích diệt được côn trùng tối ưu nhất”.
Sau nhiều tháng, nhóm học sinh Trường Chuyên Hùng Vương đã hoàn thành xuất sắc đề tài “Combo (Far-Sup), sản phẩm của nhà Nông làm từ phế thải nông nghiệp, thân thiện với môi trường”
Dự án này đã vượt qua 754 đề tài của 57 tỉnh thành tham gia dự thi và đạt giải Nhì Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên và Nhi đồng toàn quốc năm 2020.
Được biết, nhóm 5 bạn học sinh trên đều là học sinh giỏi của trường và từng đoạt nhiều giải thưởng trong các cuộc thi Khoa học kỹ thuật trước đó.
Em Nhật Minh mong muốn: “Đề tài này chúng em đã dành gần 1 năm dày công nghiên cứu với mong muốn trong tương lai sẽ được cho ra thị trường nhằm hỗ trợ nông dân trồng điều theo phương pháp hữu cơ. Đồng thời, hạn chế nguy cơ ô nhiễm cho môi trường do vỏ hạt điều gây ra.”.
Trao đổi với chúng tôi, cô Phùng Thị Kim Huệ (cô giáo hướng dẫn, Trường THPT Chuyên Hùng Vương) cho biết: “Chế phẩm combo (Far-Sup) được chiết từ phế thải thực vật là vỏ cứng hạt điều và lá cây dã quỳ dùng để bảo vệ và chăm sóc cho cây điều tại vườn trồng điều hiện nay chưa từng có trên thị trường.
Tôi nhận thấy ý tưởng của các em rất thiết thực khi vỏ hạt điều đang bị thải ra ngoài môi trường rất nhiều. Sản phẩm được tạo ra từ nguồn nguyên liệu thải bỏ của chính cây điều nên giá thành rẻ, giúp bà con nông dân có thêm thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần bảo vệ sức khỏe cũng như phát triển nông nghiệp bền vững”.
Bình luận
Những tin mới hơn
- Gia Lai: Bắt quả tang 9 đối tượng “bay lắc” trong quán karaoke (25/12/2020)
- Vụ Gia Lai đề xuất chuyển đổi rừng làm sân golf: Thủ tướng yêu cầu báo cáo (25/12/2020)
- Gia Lai: Tưng bừng đón lễ giáng sinh ấm áp, an lành (25/12/2020)
- Gia Lai: Gạo Ba Chăm Mang Yang – Tây Nguyên được cấp chỉ dẫn địa lý (25/12/2020)
- Gia Lai: Nghi phạm bắn 3 người trong gia đình trọng thương là… cháu bé 10 tuổi! (25/12/2020)
- Gia Lai: Cháu bé 10 tuổi vác súng tự chế cao hơn 1m6 bắn gây thương tích cho 3 người (25/12/2020)
- Bất thường tại dự án 200 tỷ đồng chậm tiến độ ở Gia Lai (24/12/2020)
- Gia đình 3 người ở Gia Lai bị bắn khi ăn cơm: Nghèo khó, không có tiền ứng viện phí (24/12/2020)
- Gia Lai: Truy tố đối tượng hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (25/12/2020)
- Gia Lai: Chuyển cơ quan điều tra vụ ‘ngắt’ tiền dự án hỗ trợ giảm nghèo (24/12/2020)
- Gia Lai: Ngổn ngang công trình hồ chứa nước 200 tỷ nhiều sai phạm (23/12/2020)
- Công ty Điện lực Gia Lai tri ân khách hàng (23/12/2020)
- Gia Lai: Tóm gọn đối tượng có 2 lệnh truy nã (23/12/2020)
- Gia đình 3 người ở Gia Lai bị bắn khi đang ăn cơm: Cả đêm chờ người đưa đi cấp cứu (23/12/2020)
- Gia Lai: Lật xuồng trên sông Ba, 1 người mất tích (23/12/2020)
- Chuyển đổi đất rừng trồng làm sân golf ở Gia Lai: Có còn giữ được rừng thông, đồi cỏ hồng? (23/12/2020)
- Vụ lật xuồng trên sông Ba ở Gia Lai: Đã tìm thấy thi thể nạn nhân (23/12/2020)
- Tích cực cứu chữa 3 nạn nhân nghi bị bắn bằng đạn hoa cải ở Gia Lai (23/12/2020)
- Gia Lai quyết chuyển đổi 174 ha làm sân golf? (23/12/2020)
- Gia Lai: Va chạm với xe tải, nam thanh niên tử vong (23/12/2020)