Một công trình đồ sộ, cắt ngang khu rừng thông danh thắng quốc gia thung lũng Tình Yêu được xây dựng trong tình trạng không có một mảnh giấy phép và đến khi sắp hoàn thành mới bị “tuýt còi” sau khi báo chí phản ánh.

Một diện tích rừng thông bên trong danh thắng thung lũng Tình Yêu đã bị đốn hạ để làm cầu đáy kính – Ảnh: ĐỨC THỌ
Tính từ thời điểm công trình này khởi công đến khi bị đình chỉ là sáu tháng, một thời gian quá dài để có thể phát hiện sai phạm nhưng chủ đầu tư Thành Thành Công Lâm Đồng (TTC) đã qua mặt cơ quan chức năng địa phương TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng lẫn đơn vị quản lý danh thắng quốc gia là Bộ VH-TT&DL. Trong quá trình xây dựng công trình trái phép này, TTC đã liên tục sai phạm khi phá rừng và sử dụng lao động Trung Quốc trái phép. Dư luận thắc mắc rằng sai phạm to như con voi sao có thể chui lọt lỗ kim.
Theo nghị định 139 năm 2017 về xử lý sai phạm trong lĩnh vực xây dựng, chủ đầu tư phải tháo dỡ trong vòng 15 ngày kể từ khi hết hạn xuất trình giấy phép xây dựng (60 ngày) bên cạnh các hình phạt bổ sung. UBND TP Đà Lạt cũng ra quyết định với nội dung như trên vào ngày 15-1, tuy nhiên đến nay sau gần một năm, TTC vẫn không tháo dỡ công trình trái phép cũng như không xuất trình được giấy tờ.
Đáng nói hơn, tỉnh Lâm Đồng đã có những văn bản gửi Bộ VH-TT&DL đề nghị điều chỉnh quy hoạch cục bộ thung lũng Tình Yêu với nhiều nội dung nhằm giữ nguyên vẹn công trình trái phép này. Việc điều chỉnh đã được tiến hành, doanh nghiệp và UBND TP Đà Lạt đã phối hợp để lấy ý kiến nhân dân.
Đây là quy trình ngược. Thay vì đúng luật: đánh giá tác động môi trường – điều chỉnh quy hoạch – xây dựng thì mọi việc lại diễn ra theo chiều hướng ngược lại nhằm hợp thức hóa cái sai. Tuổi Trẻ cũng đã đặt câu hỏi với Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) nhưng chưa nhận được câu trả lời.
Nếu điều này diễn ra, tiền lệ xấu sẽ được xác lập. Hàng trăm nghìn công trình trái phép sẽ tiếp tục xuất hiện, tàn phá cảnh quan, danh thắng, di sản. Chủ đầu tư thay vì thượng tôn pháp luật thì nghĩ đến ngoại lệ và tin rằng”cứ làm, sai thì hợp thực hóa”.
Với sai phạm nghiêm trọng tại thung lũng Tình Yêu, cơ quan chức năng lẽ ra không thể ngó lơ để công trình sai phép tồn tại và phải xử lý dứt điểm sai phạm trước khi điều chỉnh quy hoạch. Cũng có ý kiến cho rằng cần du di để có những công trình ấn tượng phục vụ du khách và phát triển kinh tế.
Quyền lợi kinh tế, du lịch – những lý lẽ được đưa ra nhằm bảo vệ sự tồn tại các công trình sai phạm – không thể đứng trên pháp luật. Hợp thức hóa sai phạm cầu đáy kính ở thung lũng Tình Yêu là xâm phạm sự tôn nghiêm của pháp luật, tạo tiền lệ xấu cho những vi phạm sau này.
Bình luận
Những tin mới hơn
- 9X xinh đẹp Lâm Đồng làm chủ nông trại cả nghìn mét vuông, trồng hơn 30 loại rau củ (15/12/2020)
- Bộ ảnh ‘chất lừ’ của bà nội U90 và cháu gái tại Đà Lạt (17/12/2020)
- Lâm Đồng: Cảnh báo ngộ độc từ trò chơi thổi bong bóng bằng ống hút (17/12/2020)
- Lâm Đồng: ngang nhiên lấn chiếm suối, quốc lộ làm chợ (17/12/2020)
- Lâm Đồng: Điều tra làm rõ vụ việc một người tử vong trong trạm biến áp (15/12/2020)
- Lâm Đồng: ‘Phượt thủ’ liều lĩnh thông chốt, tông Công an bị thương (15/12/2020)
- Lâm Đồng: Trồng măng tây hướng hữu cơ (14/12/2020)
- Bản đồ check-in Đà Lạt dịp Tết Dương lịch (15/12/2020)
- Lâm Đồng: Bắt đầu thu phí không dừng trên tuyến cao tốc Liên Khương – Prenn (15/12/2020)
- Lâm Đồng: Chở du khách lên núi Lang Biang, phớt lờ sự an toàn hành khách (14/12/2020)
- Lâm Đồng: Từ chối giàu sang, liều mình chống nạn ‘chảy máu’ vật thiêng (13/12/2020)
- Lâm Đồng: Xe khách tông xe máy, nam sinh tử vong (13/12/2020)
- Lâm Đồng: Mâu thuẫn trong lúc nhậu, 1 người bị chém nhập viện (13/12/2020)
- Lâm Đồng: Tìm thấy thi thể nam thanh niên rơi xuống hồ sau gần 2 ngày (13/12/2020)
- Lâm Đồng: Phát hiện người đàn ông nghi bị điện giật chết trong trạm biến áp (13/12/2020)
- Vật thiêng ở Lâm Đồng, mỗi năm xuất hiện vài lần, người dân rất trân quý (12/12/2020)
- Lâm Đồng: Hợp thức công trình trái phép cầu đáy kính khổng lồ ở Thung lũng tình yêu? (12/12/2020)
- Lâm Đồng: Triệu tập nam thanh niên lái xe máy vào cao tốc, lạng lách trước ô tô (12/12/2020)
- Lâm Đồng: Mỏ đá không phép ngang nhiên hoạt động trong 10 năm (12/12/2020)
- Đà Lạt: Săn mây trên đồi Đa Phú (11/12/2020)