Các nhà nghiên cứu cho biết, hệ miễn dịch của cơ thể là nguyên nhân gây ra các triệu chứng dài hạn và kỳ lạ ở những bệnh nhân Covid-19 nặng.
Hầu hết những người nhiễm virus nCoV sẽ có các triệu chứng như ho dai dẳng, mất vị giác, khứu giác và sốt. Nếu có bất kỳ triệu chứng nào, bạn nên đi xét nghiệm và cách ly.
Một phần ba số bệnh nhân Covid-19 không có triệu chứng gì. Nhưng nhiều người bị nhiễm virus đau nhức cơ khớp. Một số người bị các vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm khớp dạng thấp, viêm cơ tự miễn, thường được gọi là ngón chân Covid.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ MRI bàn chân của bệnh nhân Covid-19, phần xám là các chỗ bị hoại tử
Giới chuyên môn từng gặp nhiều khó khăn để xác định nguyên nhân gây ra những tình trạng này. Các chuyên gia tại Đại học Northwestern (Mỹ) đã sử dụng hình ảnh X-quang để xác định thủ phạm. Đó chính là hệ miễn dịch của con người.
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Swati Deshmukh, cho biết: "Chúng tôi nhận ra rằng virus nCoV có thể kích hoạt cơ thể tự tấn công chính mình theo những cách khác nhau. Hiện tượng đó dẫn đến các vấn đề về thấp khớp cần được theo dõi cả đời".
Dữ liệu của các bệnh nhân tại Bệnh viện Northwestern Memorial được thu thập từ tháng 5 đến tháng 12/2020. Một số người có các triệu chứng kéo dài đã được chụp MRI, CT hoặc siêu âm.
Các nhà nghiên cứu đã xác định được nguyên nhân các triệu chứng của họ. Tiến sĩ Deshmukh thông tin, nhiều bệnh nhân bị rối loạn cơ xương liên quan đến Covid-19 đã hồi phục, nhưng đối với một số người, các triệu chứng trở nên nghiêm trọng.
Ông nói thêm: “Những điều này ảnh hưởng lớn đến bệnh nhân khiến họ cần được chăm sóc y tế”.
Ảnh minh họa: Najah
Các nhà nghiên cứu phát hiện các chỗ viêm, tổn thương dây thần kinh và cục máu đông xuất hiện do hệ miễn dịch phản ứng với virus gây ra.
Tiến sĩ Deshmukh cho biết: "Chúng tôi có thể thấy những thay đổi như sưng, viêm của các mô, tụ máu hoặc hoại tử. Ở một số bệnh nhân, các dây thần kinh bị tổn thương và ở những người khác, lưu lượng máu suy giảm".
Đối với nhiều bệnh nhân, các bác sĩ không thể xác định được nguyên nhân vì họ không biết phải khám những gì.
Tiến sĩ Deshmukh cho biết: “Một số bác sĩ yêu cầu chiếu chụp cho bệnh nhân có ngón chân Covid, nhưng không có bất kỳ tài liệu nào về hình ảnh biến chứng bàn chân và mô mềm do Covid-19 gây ra”.
"Làm thế nào để bạn tìm thấy thứ gì đó nếu bạn không chắc chắn về những gì cần tìm? Vì vậy, chúng tôi thảo luận về các loại bất thường cơ xương khác nhau mà bác sĩ X-quang nên tìm kiếm và cung cấp hình ảnh ví dụ".
Giờ đây, các chuyên gia nói rằng chụp MRI và CT có thể giúp các bác sĩ đi đúng hướng khi điều trị cho bệnh nhân.
Tiến sĩ Deshmukh đưa ra lời khuyên: "Nếu một bệnh nhân bị đau vai dai dẳng sau khi mắc Covid-19, bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI hoặc siêu âm”.
"Nếu bác sĩ X-quang biết Covid-19 có thể gây viêm khớp và hình ảnh cho thấy tình trạng viêm khớp, họ có thể gửi bệnh nhân đến bác sĩ thấp khớp để đánh giá”.
Tiến sĩ Deshmukh cho biết: “Trong một số trường hợp, các bác sĩ X-quang thậm chí có thể đề xuất chẩn đoán Covid-19 dựa trên hình ảnh xương khớp ở những bệnh nhân không biết mình bị nhiễm virus”.
An Yên (Theo The Sun)
Bình luận
Những tin mới hơn
- Hình ảnh 90 bệnh nhân Covid-19 tâm dịch Chí Linh ngày ra viện (22/02/2021)
- Chủng virus nCoV mới khó phát hiện qua xét nghiệm (22/02/2021)
- TP.HCM gỡ quy định cách ly tập trung người về từ Quảng Ninh (22/02/2021)
- Thai phụ bầu 38 tuần: ‘Hạnh phúc khi được ra viện trước ngày dự sinh’ (22/02/2021)
- Hải Dương công bố thêm 15 ca Covid-19 (22/02/2021)
- Năm bệnh nhân mắc Covid-19 ở Bình Dương có kết quả âm tính lần 1 (22/02/2021)
- TP. HCM nâng mức cảnh giác cao nhất đối với dịch Covid-19 (21/02/2021)
- Hải Dương phát sinh ổ dịch mới với 6 ca Covid-19 (21/02/2021)
- Sáng 21/2 không ghi nhận ca Covid-19 mới (21/02/2021)
- Xác định 180 F1 liên quan ổ dịch mới ở Hải Dương (21/02/2021)
- TP.HCM xây dựng kịch bản ứng phó khi có 500 ca Covid-19 (21/02/2021)
- Nga phê duyệt vắc xin thứ 3 ‘có thể chống biến thể’ (21/02/2021)
- Công bố thêm 6 ca Covid-19 tại Hải Dương (21/02/2021)
- TP.HCM dừng các hoạt động tôn giáo có 20 người trở lên (21/02/2021)
- Những chuyến xe đáng nhớ của nhóm sinh viên tình nguyện vào tâm dịch (20/02/2021)
- Chủng virus kỳ lạ gộp từ 2 biến thể nguy hiểm (20/02/2021)
- Các điểm khác biệt giữa Covid-19 và cảm, cúm (20/02/2021)
- Những trường hợp phải cách ly tập trung khi đến TP.HCM (20/02/2021)
- Sáng 20/2, Việt Nam không ghi nhận ca mắc Covid-19 mới (20/02/2021)
- Chiến lược cung ứng 150 triệu liều vắc xin Covid-19 của Việt Nam (20/02/2021)