Người bệnh có thể bị khó thở do các tế bào ung thư xâm nhập vào phổi, quá trình xạ trị hay yếu tố tâm lý.
Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ khó thở ở giai đoạn muộn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất và tinh thần. Điều đó khiến người bệnh bỏ rơi chính mình, càng làm bệnh phát triển nhanh hơn.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở của người mắc ung thư:
Các tế bào ung thư xâm nhập phổi
Khi xâm nhập vào phổi, các tế bào ung thư phát triển ở các vị trí khác nhau. Phế quản bị bịt kín, giảm thông khí phổi. Tế bào ung thư bị viêm tái phát nhiều lần sẽ làm giảm chức năng của phế nang và gây rối loạn thông khí.
Ảnh minh họa: Prana Air
Ảnh hưởng của xạ trị
Sau khi xạ trị ung thư, mô phổi bị tổn thương, từ đó dẫn đến viêm phổi. Liều bức xạ, diện tích phổi được chiếu xạ và tốc độ chiếu xạ quyết định mức độ tổn thương của phổi.
Tình trạng viêm và xơ hóa có thể xảy ra trong phổi, làm hỏng chức năng khuếch tán và thông khí, gây khó thở, thậm chí suy hô hấp.
Nhiễm trùng phổi
Tế bào ung thư có thể giải phóng một lượng lớn cytokine, cộng với việc cơ thể bị thiếu hụt bạch cầu hạt sau khi điều trị, khả năng miễn dịch bị suy giảm dẫn đến nhiễm trùng phổi và khó thở.
Thiếu máu
Hầu hết bệnh nhân ung thư sẽ bị thiếu máu ở các mức độ khác nhau. Chẳng hạn như xơ hóa tủy xương sau xạ trị, mất máu mạn tính, rối loạn chức năng tạo máu của tủy xương do hóa trị, do cơ thể không nhận đủ máu và oxy để nuôi dưỡng, dẫn đến khó thở.
Tràn dịch màng phổi và màng ngoài tim
Ung thư trung biểu mô màng phổi và ung thư di căn của màng phổi có thể gây tràn dịch màng phổi ác tính. Tình trạng này dễ gây xẹp phổi, giảm thể tích phổi, khiến khó thở.
Ngoài ra, chèn ép màng ngoài tim có nguy cơ dẫn tới suy giảm khả năng bơm máu của tim và phù phổi.
Yếu tố tâm lý
Nhiều bệnh nhân ung thư lo lắng, trầm cảm do những thay đổi trong thể chất và sinh hoạt xã hội của họ. Tâm lý không tốt này có thể gây khó thở. Xử lý không dứt điểm các yếu tố tâm lý sẽ làm tăng mức độ và tần suất khó thở.
An Yên (Theo Sina)
Bình luận
Những tin mới hơn
- Các loại thực phẩm bác sĩ dinh dưỡng không chọn mua (26/12/2020)
- Một người tử vong do uống sai liều thuốc hạ huyết áp (26/12/2020)
- "Tắm tiên’ giữa thời tiết lạnh giá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn (26/12/2020)
- Tiếp tục truy vết F1, F2 của bệnh nhân 1440 (27/12/2020)
- Lý do bạn phải đeo khẩu trang sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (26/12/2020)
- Người đàn ông bị cây gỗ đâm xuyên sinh môn đến bụng (26/12/2020)
- Mức độ nguy hiểm của đột biến virus nCoV thứ 2 ở Anh (25/12/2020)
- Men vi sinh Nhật Bản ‘ghi điểm’ với 2 lợi khuẩn quan trọng cho tiêu hóa (25/12/2020)
- Thời gian leo 2 tầng cầu thang tiết lộ tim bạn khỏe hay có bệnh (25/12/2020)
- Ba sai lầm phổ biến khi bị đột quỵ cần bỏ ngay (25/12/2020)
- Sáu điểm chung của 87 người sống lâu trăm tuổi (25/12/2020)
- Thêm 12 người mắc Covid-19, Việt Nam có tổng 1.433 ca (25/12/2020)
- Bác sĩ nội soi sửa tim cho người đàn ông bị hở van 2 lá (25/12/2020)
- Bệnh viện Việt Đức lập nhiều kỷ lục ghép tạng trong năm 2020 (25/12/2020)
- Hơn 96 triệu dân, Việt Nam đối mặt hàng loạt thách thức về dân số (25/12/2020)
- Điều xảy ra với cơ thể khi bạn ăn đậu phụ mỗi ngày (25/12/2020)
- Đề xuất biện pháp mới với ca Covid-19 tái dương tính ở Việt Nam (24/12/2020)
- Bệnh viện dã chiến diễn tập đợt cuối trước khi sang Nam Sudan (24/12/2020)
- Việt Nam ghi nhận 1 ca Covid-19 mới (24/12/2020)
- Khám bệnh để xuất khẩu lao động, cô gái phát hiện khối u chèn ép tim (24/12/2020)