Người đàn ông đang ngồi tắm, bất ngờ sàn gỗ sập xuống mương, bị cọc gỗ bên dưới đâm xuyên từ sinh môn đến bụng.
Ngày 26/12, bác sĩ CKII Phạm Thanh Phong, Phó giám đốc chuyên môn Bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ cho biết, bệnh viện vừa phẫu thuật cho người đàn ông bị cây gỗ đâm xuyên sinh môn đến bụng.
Hôm qua, ông N. (44 tuổi, quê Lai Vung, Đồng Tháp) ngồi tắm trên sàn gỗ bắc ngang mương trong vườn nhà thì bất ngờ sàn gỗ bị sập.
Ông N. lọt xuống mương, bị 1 cây gỗ đâm từ dưới lên vùng tầng sinh môn xuyên thẳng vào thành bụng trước.
![]() |
Ông T. được đưa vào bệnh viện cấp cứu trong tình trạng cây gỗ đâm xuyên từ tầng sinh môn đến bụng |
Vợ ông T. nhìn thấy sự việc liền tri hô. 15 người chạy đến ứng cứu nạn nhân. Một số người đỡ vai ông T. lên để nạn nhân không bị ngạt nước. Những người còn lại thay phiên nhau lặn xuống nước để cưa cây gỗ.
Khoảng 20 phút, mọi người mới cưa được cây gỗ, đưa bệnh nhân lên bờ.
Ông T. được đưa sang Bệnh viện đa khoa Trung ương cấp cứu trong tình trạng cây gỗ dài 1,5m, ngang 6 cm đâm xuyên từ dưới tầng sinh môn đi cạnh tinh hoàn bên phải đâm xéo lên thành bụng…
Qua siêu âm, bác sĩ thấy cây gỗ nằm dưới lớp cơ thành bụng và bìu phải, các cơ quan khác như bàng quang, tinh hoàn bình thường.
Bệnh nhân được chỉ định mổ cấp cứu, với phương pháp mổ thám sát xử lý tổn thương và lấy cây gỗ ra.
Trong lúc phẫu thuật, bác sĩ phát hiện vết thương do cây gỗ đâm dài 30cm, nằm ngoài ổ bụng. Có rất nhiều mảnh vụn gỗ và đất trong vết thương.
Bác sĩ đã cắt lọc các mô bị tổn thương, lấy hết mảnh vụn gỗ, đất bùn ra. Sau đó, khâu phục hồi các cấu trúc phần mềm, có dẫn lưu tưới rửa bên dưới. Thời gian phẫu thuật 120 phút.
![]() |
Cây gỗ được lấy ra sau phẫu thuật |
Bác sĩ cho biết, bệnh nhân rất may mắn khi hướng đi cây gỗ xuyên nhưng không tổn thương các tạng và mạch máu.
Hiện tại bệnh nhân không sốt, vết mổ khô, sinh tồn ổn định.
Bác sĩ cho biết, tầng sinh môn là bộ phận cơ thể nằm giữa xương mu và xương cụt, bao gồm phần đáy chậu, các cấu trúc xung quanh, có chức năng bảo vệ, nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu. Vì vậy, những tổn thương ở tầng sinh môn ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày và thời gian điều trị kéo dài.
Để tránh những bị tổn thương vùng đáy chậu, bác sĩ khuyến cáo mọi người nên thận trọng khi sinh hoạt, lao động hàng, nhất là làm việc trong những công trường có nhiều sắt thép.
Cũng như, cẩn thận trong sinh hoạt để không bị trượt ngã hoặc ngồi trúng vật sắc nhọn như gốc cây, trụ đinh, sắt...
H.Thanh
Bình luận
Những tin mới hơn
- 13 ca F1 của bệnh nhân 1440 âm tính lần đầu (27/12/2020)
- Bé trai 4 tuổi ở TP.HCM bị rắn lục đuôi đỏ cắn (27/12/2020)
- Vĩnh Long truy vết các ca tiếp xúc gần với thanh niên nhập cảnh trái phép (27/12/2020)
- Thêm 6 ca Covid-19 mới, cả nước có 1.439 người mắc (27/12/2020)
- Nữ giáo viên sống lành mạnh sốc khi biết mắc ung thư (27/12/2020)
- Tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam cho nhóm thứ hai (27/12/2020)
- Cơ thể biến đổi không ngờ khi bạn ngừng ăn đường một tháng (27/12/2020)
- 13 người tiếp xúc gần với ca Covid-19 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam (27/12/2020)
- Việt Nam ghi nhận ca Covid-19 thứ 1440 là thanh niên nhập cảnh trái phép (27/12/2020)
- Tiếp tục truy vết F1, F2 của bệnh nhân 1440 (27/12/2020)
- "Tắm tiên’ giữa thời tiết lạnh giá, bác sĩ cảnh báo nguy cơ tiềm ẩn (26/12/2020)
- Một người tử vong do uống sai liều thuốc hạ huyết áp (26/12/2020)
- Các loại thực phẩm bác sĩ dinh dưỡng không chọn mua (26/12/2020)
- Lý do bạn phải đeo khẩu trang sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (26/12/2020)
- Thời gian leo 2 tầng cầu thang tiết lộ tim bạn khỏe hay có bệnh (25/12/2020)
- Men vi sinh Nhật Bản ‘ghi điểm’ với 2 lợi khuẩn quan trọng cho tiêu hóa (25/12/2020)
- Lý do đa số bệnh nhân ung thư đều thấy khó thở (25/12/2020)
- Mức độ nguy hiểm của đột biến virus nCoV thứ 2 ở Anh (25/12/2020)
- Sáu điểm chung của 87 người sống lâu trăm tuổi (25/12/2020)
- Hết cảnh xếp hàng, 100% bệnh viện sẽ đặt lịch khám qua mạng (25/12/2020)