Mỗi khi có người mách về loại thuốc nam có thể chữa khỏi bệnh, bà Đ. lại lặn lội tìm mua.
Nữ bệnh nhân Nguyễn Thị Đ. (73 tuổi, quê Hà Nam) được đưa tới cấp cứu tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương chiều 30/3 trong tình trạng suy hô hấp. Thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan thận, các bác sĩ kết luận người bệnh suy gan thận tương đối nặng.
Gia đình bệnh nhân cho biết, cụ bà có bệnh nền viêm đa khớp, viêm gan B nhiều năm nay. Ngoài thuốc được bệnh viện kê, bệnh nhân tự mua thêm thuốc nam để điều trị.
Các loại thuốc này được mua ở nhiều nơi. Mỗi khi có người mách về công dụng của thuốc, bà lại lặn lội tìm mua. Do có tuổi, người bệnh không nhớ rõ địa chỉ của các cơ sở này.
“Sau khi thăm khám, xét nghiệm, chúng tôi hướng nhiều tới chẩn đoán bệnh nhân tổn thương gan thận do ngộ độc thuốc nam”, bác sĩ Nguyễn Viết Nam, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho hay.
Ngay lập tức, các bác sĩ đã tiến hành hỗ trợ thuốc ổn định chức năng gan thận, đồng thời điều trị các bệnh nền viêm khớp, viêm gan B, chờ khả năng phục hồi của người bệnh.
Do mới nhập viện điều trị, tình hình sức khỏe bệnh nhân chưa tiến triển nhiều, chưa thể đánh giá tiên lượng. Nếu bệnh tiếp tục nặng lên, các bác sĩ sẽ xem xét phương án lọc máu.
![]() |
Bác sĩ Nam thăm khám cho bệnh nhân chiều 31/3 - Ảnh: Đặng Thanh |
Bác sĩ Nam chia sẻ, thuốc nam ở các cơ sở chính thống được Bộ Y tế cấp phép, thuốc nam gia truyền từ xưa đều rất tốt. Tuy nhiên, một số loại thuốc nam không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa được cấp phép, thuốc từ “lang băm” lại rất nguy hiểm.
Những loại thuốc này có thể được trộn thêm một số chất khác thuộc Tây y với công dụng giảm đau nhanh đã bị Bộ Y tế cấm, gây tổn thương gan thận.
“Với nữ bệnh nhân 73 tuổi nói trên, nếu tiếp tục duy trì thuốc nam chứa chất độc kéo dài, bệnh nhân có thể suy thận nặng hơn, rối loạn chuyển hóa, từ đó ảnh hưởng đến tính mạng”, bác sĩ Nam nhấn mạnh.
Thời gian qua, các bác sĩ Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương tiếp nhận rất nhiều trường hợp gặp biến chứng sức khỏe nặng nề do tin theo quảng cáo hay người quen mách, tự mua thuốc nam về điều trị.
Bác sĩ Nguyễn Viết Nam khuyến cáo, khi có bệnh, người dân nên đi khám tại các cơ sở y tế uy tín, được Bộ Y tế cấp phép để bác sĩ theo dõi tình trạng bệnh. Nếu triệu chứng đã ổn định sau điều trị, không nên tự ý lấy thêm thuốc mà cần tới khám để được tư vấn tiếp.
Bên cạnh đó, tuyệt đối không tự mua và sử dụng các thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, tránh nguy hiểm cho sức khỏe, thậm chí tính mạng.
Nguyễn Liên
Bình luận
Những tin mới hơn
- Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh ở Quảng Nam, Quảng Ngãi (03/04/2021)
- Các công trình lớn đồng loạt thắp đèn xanh vì người tự kỷ (03/04/2021)
- Việt Nam đặt mục tiêu có miễn dịch cộng đồng năm 2021 (03/04/2021)
- Các món ăn nên hạn chế để tránh huyết áp tăng vọt (03/04/2021)
- Việt Nam nhận hơn 800.000 liều vắc xin đầu tiên từ Covax (02/04/2021)
- Bé 8 tuổi hôn mê, ngừng thở do đuối nước (02/04/2021)
- Giám đốc trần tình về việc không biết bệnh nhân ‘bay lắc’ bên trong (02/04/2021)
- Thêm 14 ca Covid-19 về từ nước ngoài (02/04/2021)
- Vụ bệnh nhân ‘bay lắc’: Tạm đình chỉ Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 (02/04/2021)
- "Việt Nam còn nghèo nhưng không để dịch Covid-19 bùng diện rộng" (01/04/2021)
- Người phụ nữ vượt qua cửa tử dù bị mảnh gỗ đâm xuyên mắt, sọ não (01/04/2021)
- Bộ Y tế tặng bằng khen cho các y, bác sĩ Đà Nẵng phòng chống dịch Covid-19 (01/04/2021)
- Thiếu nữ Yên Bái 15 tuổi sinh con trai đóng vảy như da cá (01/04/2021)
- Bộ Y tế thảo luận với Trung Quốc, Ấn Độ, Nga về vắc xin Covid-19 (01/04/2021)
- Chàng bác sĩ 9X và những lần đấu trí với ca bệnh Covid-19 nguy kịch (31/03/2021)
- Nam điều dưỡng ở Hải Phòng âm tính Covid-19 ở lần xét nghiệm lần thứ 13 (31/03/2021)
- Một thói quen ăn uống rút ngắn tuổi thọ (31/03/2021)
- Hà Nội ghi nhận 1 ca tái dương SARS-CoV-2 sau 13 ngày xuất viện (31/03/2021)
- Chậm truy vết F1, giám đốc trung tâm y tế ở Thanh Hóa bị phê bình (31/03/2021)
- Nạn nhân duy nhất sống sót trong vụ cháy ở Thủ Đức đang hoảng loạn (31/03/2021)