Tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch máu đột ngột, tăng huyết áp kịch phát.
Trong nhiệt độ chỉ khoảng hơn 10 độ C ở Hà Nội, nhiều người vẫn tới bãi "tắm tiên" ở sông Hồng để hòa mình cùng dòng nước. Họ cho rằng đây là cách thư giãn, vừa tập luyện thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe trong những ngày lạnh giá.
Không chỉ thanh niên, rất nhiều người trung tuổi, thậm chí lớn tuổi cũng tới bãi tắm này bơi lội, mang theo đầy đủ kính bơi, mũ bơi....
![]() |
Người dân 'tắm tiên' ở sông Hồng - Ảnh: Bảo Khánh |
Bác sĩ Nguyễn Đặng Khiêm, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết, tắm sông không có lợi cho sức khỏe trong điều kiện thời tiết quá khắc nghiệt, như quá lạnh hoặc quá nóng.
Nam bác sĩ phân tích, khi nhiệt độ thay đổi quá nhanh, cơ thể không kịp thích nghi, mạch máu không kịp co lại hay giãn nở trong quá trình điều nhiệt có thể dẫn tới nguy cơ đột quỵ não, đột quỵ tim, hoặc nhẹ hơn là viêm phổi, căng cơ quá mức (chuột rút).
“Trường hợp tắm ngoài trời trong thời tiết quá lạnh, ở nơi trống trải, không kín gió dễ gây phản ứng co mạch máu đột ngột, gây cơn tăng huyết áp kịch phát, đặc biệt nguy hiểm đối với người có bệnh lý nền tăng huyết áp, suy tim, dị dạng mạch máu não”, bác sĩ Khiêm nhấn mạnh.
Bên cạnh đó, thời tiết lạnh là môi trường thích hợp cho một số loại virus đường hô hấp phát triển, gây viêm nhiễm, giảm sức đề kháng cho đường hô hấp nói riêng, toàn bộ cơ thể nói chung.
Chưa kể, nước sông thường không đảm bảo vệ sinh, có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn, gây viêm nhiễm vùng tiếp xúc như mắt, tai, mũi họng, da...
![]() |
Bác sĩ Khiêm thăm khám cho một bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị - Ảnh: Hương Thủy |
Ngoài việc tránh tắm sông, bác sĩ Khiêm khuyến cáo, trong hoạt động tắm rửa hàng ngày, nguồn nước sử dụng nên là nước sinh hoạt đã được qua xử lý.
Người dân nên chọn xà phòng, dầu tắm phù hợp với từng loại da, tránh việc kích ứng, đặc biệt với người già và trẻ em, những người có cơ địa dị ứng.
Khi trời lạnh, nên tắm ở nơi kín gió, làm ấm cơ thể từ từ, tránh tắm quá lâu. Tắm xong nên lau, sấy thật khô, mặc quần áo đủ ấm trước khi ra ngoài. Không tắm ngay sau khi vừa làm việc gắng sức. Đặc biệt, nam bác sĩ lưu ý không nên tắm đêm.
“Nửa đêm là thời điểm nhiệt độ xuống rất thấp, cơ thể con người theo nhịp sinh học cần được nghỉ ngơi sau 1 ngày hoạt động, các cơ chế điều nhiệt của cơ thể gần như ở mức “thấp nhất”. Do đó, việc tắm đêm, đặc biệt ở nơi không đảm bảo nhiệt độ là điều nguy hiểm, có hại cho sức khỏe”, bác sĩ Khiêm cho hay.
Để bảo vệ sức khỏe trong mùa đông, Trưởng khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị khuyến cáo người dân nên giữ ấm cơ thể, nhất là vào buổi sáng sớm và đêm khuya.
Đồng thời, chú ý đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, giữ ẩm đường mũi bằng cách nhỏ nước muối sinh lý, tránh để đường mũi quá khô có thể dẫn tới chảy máu cam.
Những người có bệnh nền mạn tính, người già, trẻ em cần tránh việc thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột, từ nơi quá ấm ra nơi quá lạnh. Việc ăn uống nên đảm bảo đủ chất, đủ năng lượng cho quá trình điều tiết nhiệt độ của cơ thể.
Nguyễn Liên
Bình luận
Những tin mới hơn
- 13 người tiếp xúc gần với ca Covid-19 nhập cảnh trái phép vào Việt Nam (27/12/2020)
- Việt Nam ghi nhận ca Covid-19 thứ 1440 là thanh niên nhập cảnh trái phép (27/12/2020)
- Tiếp tục tiêm vắc xin Covid-19 của Việt Nam cho nhóm thứ hai (27/12/2020)
- Nữ giáo viên sống lành mạnh sốc khi biết mắc ung thư (27/12/2020)
- Cơ thể biến đổi không ngờ khi bạn ngừng ăn đường một tháng (27/12/2020)
- Tiếp tục truy vết F1, F2 của bệnh nhân 1440 (27/12/2020)
- Lý do bạn phải đeo khẩu trang sau khi tiêm vắc xin Covid-19 (26/12/2020)
- Các loại thực phẩm bác sĩ dinh dưỡng không chọn mua (26/12/2020)
- Một người tử vong do uống sai liều thuốc hạ huyết áp (26/12/2020)
- Người đàn ông bị cây gỗ đâm xuyên sinh môn đến bụng (26/12/2020)
- Thời gian leo 2 tầng cầu thang tiết lộ tim bạn khỏe hay có bệnh (25/12/2020)
- Men vi sinh Nhật Bản ‘ghi điểm’ với 2 lợi khuẩn quan trọng cho tiêu hóa (25/12/2020)
- Lý do đa số bệnh nhân ung thư đều thấy khó thở (25/12/2020)
- Mức độ nguy hiểm của đột biến virus nCoV thứ 2 ở Anh (25/12/2020)
- Sáu điểm chung của 87 người sống lâu trăm tuổi (25/12/2020)
- Hết cảnh xếp hàng, 100% bệnh viện sẽ đặt lịch khám qua mạng (25/12/2020)
- Ba sai lầm phổ biến khi bị đột quỵ cần bỏ ngay (25/12/2020)
- Thêm 12 người mắc Covid-19, Việt Nam có tổng 1.433 ca (25/12/2020)
- Bác sĩ nội soi sửa tim cho người đàn ông bị hở van 2 lá (25/12/2020)
- Bệnh viện Việt Đức lập nhiều kỷ lục ghép tạng trong năm 2020 (25/12/2020)