Trong quá trình nội soi, bác sĩ phát hiện trong thực quản ông T. (50 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức) có 1 viên thuốc còn nguyên vỏ.
Bác sĩ Đặng Vũ Ngọc Giang, Khoa Thăm dò chức năng, Bệnh viện quận Thủ Đức (TP.HCM), cho biết, đơn vị vừa xử trí gắp một viên thuốc còn nguyên vỏ trong thực quản cho ông N.V.T (50 tuổi, ngụ TP. Thủ Đức).
Ông T. nhập viện trong tình trạng đau rát cổ, nuốt khó, đau ngực… Lúc này, bác sĩ nghi ngờ ông T. bị loét thực quản nên tiến hành nội soi. Kết quả phát hiện, một viên thuốc còn nguyên trong vỉ nằm ở giữa thực quản bệnh nhân.
Viên thuốc bệnh nhân uống quên bóc vỏ
Ngay lập tức, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân nội soi gắp dị vật đường tiêu hóa. Hiện bệnh nhân đã ổn định và được xuất viện về nhà.
Bác sĩ Giang nhận định, dị vật đường tiêu hóa là những vật do vô tình hay cố ý nuốt phải trong quá trình ăn uống hay sinh hoạt.
“Phần lớn các dị vật này có thể tự đào thải ra ngoài theo phân nhờ nhu động của ống tiêu hóa. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 20-30% các dị vật cần phải can thiệp do có kích thước lớn, hình thù sắc nhọn như tăm, kim khâu, xương cá”, bác sĩ Giang cho biết.
Bác sĩ Giang cũng lưu ý, nếu các dị vật này không được xử trí kịp thời sẽ gây tổn thương niêm mạc trong đường tiêu hóa, dẫn đến biến chứng như chảy máu, áp xe, tắc ruột, thủng ruột, thậm chí có thể tử vong.
Viên thuốc nằm giữa thực quản của ông T.
Nguy cơ mắc dị vật có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, không phân biệt tuổi tác và giới tính. Tuy nhiên những đối tượng thường gặp là trẻ em hay có thói quen ngậm các đồ vật trong khi chơi; người có răng kém hoặc răng giả; người cao tuổi, mắc bệnh tâm thần, nghiện rượu; người ăn nhanh, nuốt vội…
Khi đã bị mắc dị vật, bệnh nhân cần phải đến ngay các trung tâm y tế, đặc biệt là các bệnh viện có can thiệp qua nội soi.
“Một số bệnh nhân sau khi hóc dị vật chữa bằng mẹo vặt… nhưng bệnh không khỏi và nhiều khi nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, tốt nhất là cần đến bệnh viện để được can thiệp, xử lý ngay trước khi quá muộn”, bác sĩ Giang nhấn mạnh.
Liên Anh
Bình luận
Những tin mới hơn
- Ổ dịch TP. Hải Dương có tính chất phức tạp hơn Cẩm Giàng (18/02/2021)
- Hai bệnh nhân Covid-19 ở Hà Nội và Đà Nẵng nguy kịch (19/02/2021)
- Tuần tới, Việt Nam có 204.000 liều vắc xin Covid-19 đầu tiên (19/02/2021)
- 3.266 người từ vùng dịch đến TP.HCM có kết quả âm tính nCoV (19/02/2021)
- Chủng virus mới có nguy cơ làm suy giảm tác dụng của vắc xin Covid-19 (18/02/2021)
- Diễn tiến sức khỏe 68 bệnh nhân có dấu hiệu tổn thương phổi tại Chí Linh (18/02/2021)
- Người đàn ông Hàn Quốc tử vong tại Goldmark Hà Nội âm tính nCoV (18/02/2021)
- Biến thể virus nCoV ở Hải Dương có thể gây tử vong cao hơn 30-70% (18/02/2021)
- Sáng 18/2, Việt Nam không ghi nhận ca Covid-19 mới (18/02/2021)
- Hải Dương ghi nhận thêm 18 ca Covid-19 (18/02/2021)
- 60 người chuyển cách ly tập trung sau khi khai báo y tế ở TP.HCM (18/02/2021)
- Tâm dịch Hải Dương đề nghị chi viện (18/02/2021)
- 6 ngày Tết, hơn 4.000 ca cấp cứu do đánh nhau (17/02/2021)
- Cơn ác mộng không chấm dứt của người 2 lần mắc Covid-19 (17/02/2021)
- Hà Nội đóng cửa phòng khám bệnh nhân Nhật từng đến trước khi tử vong (17/02/2021)
- Bé Hà Nội 1 tuổi rách thành bụng do ngã vào cốc thủy tinh vỡ (17/02/2021)
- Khoảng 3% người bệnh ở TP.HCM cần khám sàng lọc Covid-19 (17/02/2021)
- Chuỗi lây nhiễm liên quan sân bay Tân Sơn Nhất được "chặt đứt" ra sao? (17/02/2021)
- Hải Dương thêm 10 ca dương tính, xuất hiện chùm ca nhiễm trong gia đình (17/02/2021)
- Ghi nhận 40 ca Covid-19 tại 3 tỉnh, Hải Dương xuất hiện chùm ca bệnh (17/02/2021)