Lực lượng Công an huyện Đak Đoa (Gia Lai) đang vây ráp và lập biên bản hai bãi vàng tại khu vực giáp ranh hai huyện Chư Păh và Đak Đoa.

Máy sàng đá để đãi vàng ở hiện trường – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Chiều 19-3, ông Phạm Minh Trung – chủ tịch UBND huyện Đak Đoa, Gia Lai – xác nhận với Tuổi Trẻ Online lực lượng Công an huyện vừa phát hiện một vụ khai thác vàng trái phép quy mô lớn ở khu vực giáp ranh giữa huyện này với huyện Chư Păh.
“Công an huyện phát hiện vào ngày 18-3 và đến nay đang bàn giao cho Công an huyện Chư Păh”, ông Trung nói.
Để xác minh việc này, chúng tôi đã đi hàng chục cây số đến hiện trường. Khu vực hiện trường là khu nhà rẫy của người dân làng KonMahar, xã Hà Đông, Đak Đoa.
Các hộ dân ở đây cho biết thời gian gần đây có hai nhóm người đến thỏa thuận với một số hộ dân đưa máy móc múc đất đá ở dưới lòng suối, khu vực ruộng rẫy để đãi vàng. Nhóm này cho biết khi khai thác xong sẽ trả lại hiện trạng và làm đẹp cho nương lúa.

Một chiếc khay dùng để đãi vàng được thu giữ tại hiện trường – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Tại đây hiện có hàng chục cán bộ công an, dân quân tự vệ của huyện Đak Đoa có mặt từ ngày 18-3 đến nay. “Chúng tôi đến đây thì nhiều người tại các khu lán trại chạy lên rừng. Chỉ tạm giữ được 4 người của 2 nhóm”, một cán bộ công an nói.
Cán bộ này cũng cho biết bãi khai thác này thuộc xã Hà Tây (Chư Păh), nhưng để đi được vào đến hiện trường phải đi qua địa bàn huyện Đak Đoa.
Khu vực khai thác vàng xung quanh đều có nhà ở và rẫy của đồng bào thiểu số. Một vài căn nhà được nhóm khai thác vàng trái phép trưng dụng làm nơi ở, nấu ăn. Tại đây còn tích trữ nhiều thực phẩm, mì ăn liền.
Tại bãi thứ nhất, phát hiện ba hố được đào với kích thước lớn. Có hố rộng tới 20m và đào sâu khoảng 5m.
Bãi thứ hai nằm phía đầu nguồn dòng suối. Tại đây có một hồ nước đã được đào xúc, cày xới rộng hơn 30m.
Một cán bộ Công an huyện Đak Đoa cho biết đang xác minh thông tin của 2 chủ bãi. Một người trú tại TP Pleiku, một người trú ở huyện Đak Đoa.
Cũng theo cán bộ điều tra này, các nghi phạm tại hiện trường khai cải tạo đồng ruộng kết hợp tận thu khoáng sản. Tuy nhiên, nhóm này không xuất trình được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép khai thác khoáng sản, giấy phép chuyển mục đích sử dụng đất hoặc các thủ tục pháp lý liên quan đến việc cải tạo đồng ruộng.

Khu vực làng của người đồng bào thiểu số – Ảnh: HUỲNH CÔNG ĐÔNG
Bình luận
Những tin mới hơn
- Gia Lai: Nhức nhối nạn khai thác vàng trái phép (23/03/2021)
- Gia Lai sắp có ‘ngân hàng cây xanh’ (23/03/2021)
- Vụ xe container kéo lê xe máy ở Gia Lai: 2 nạn nhân thương vong là vợ chồng (23/03/2021)
- Gia Lai: Chủ tịch tỉnh yêu cầu kiểm điểm Giám đốc Sở Y tế (23/03/2021)
- Pleiku rực rỡ sắc màu chuẩn bị cho Tiền Phong Marathon 2021 (23/03/2021)
- Gia Lai: Phát hiện 5 đối tượng người Trung Quốc vượt biên trái phép (23/03/2021)
- Gia Lai: Tông rồi kéo lê xe máy 50 mét khiến 2 người thương vong, xe đầu kéo cháy rụi (20/03/2021)
- VĐV hối hả tập luyện hướng tới Tiền Phong Marathon (21/03/2021)
- Gia Lai: Thuê phòng karaoke để… “bay lắc” (23/03/2021)
- Gia Lai làm mới mặt đường đón Tiền Phong Marathon 2021 (20/03/2021)
- Gia Lai: Công bố quyết định về công tác cán bộ tại Công an huyện Mang Yang (19/03/2021)
- Gia Lai: 7 doanh nghiệp trúng đấu giá quyền khai thác khoáng sản năm 2020 (19/03/2021)
- Gia Lai: Bắt đối tượng trộm cắp tài sản sau nhiều ngày lẩn trốn (19/03/2021)
- 9 cán bộ dùng bằng giả ở Gia Lai: Những ai phải chịu trách nhiệm? (19/03/2021)
- Gia Lai: Khan hiếm nhân công thu hoạch hồ tiêu (19/03/2021)
- Gia Lai: 7 năm tù vì tàng trữ ma túy (19/03/2021)
- Gia Lai: Nông dân Phú Thiện “trúng” khoai lang (19/03/2021)
- Gia Lai tạm giữ trên 3,6 tấn phân bón hết hạn sử dụng (19/03/2021)
- Gia Lai: Kỷ luật bác sĩ chẩn đoán ‘nhầm’ từ viêm ruột thừa thành viêm dạ dày có thỏa đáng? (19/03/2021)
- Nuôi cá lồng trong hồ thủy lợi, thủy điện ở Gia Lai: Nhiều triển vọng (18/03/2021)