Chiều nay 26/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Việt Nam đã trao tặng gần 3.000 vỉ thuốc phong và 20.000 viên lampren cho bệnh nhân phong tại Việt Nam. Đây đều là thuốc điều trị không có trên thị trường.
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, trước đây, Chương trình Phòng chống phong Việt Nam hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn kinh phí quốc gia và các Tổ chức Phi chính phủ. Từ nhiều năm nay, các nguồn này liên tục bị cắt giảm.
Tuy nhiên, Chương trình Phòng chống phong quốc gia vẫn nhận được sự hỗ trợ rất nhiều của WHO, đặc biệt là về thuốc điều trị.
“Việc hỗ trợ thuốc của WHO cho cho bệnh nhân phong Việt Nam thời điểm này có ý nghĩa quan trọng, giúp điều trị kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ lây nhiễm và tình trạng tàn tật do bệnh, giảm gánh nặng cho gia đình bệnh nhân và xã hội. Đây là mấu chốt làm nên sự thành công của Chương trình Phòng chống phong quốc gia”, PGS Thường nhấn mạnh.
![]() |
TS. Kidong Park, Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam (thứ 3 từ trái sang) đại diện trao tặng thuốc cho Chương trình Phòng chống phong quốc gia |
Phong là bệnh hiếm gặp, đang bị lãng quên. Hậu quả của căn bệnh này vô cùng nặng nề, tỷ lệ tàn tật rất lớn nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, để lại gánh nặng cho gia đình người bệnh và xã hội.
Gần đây, số lượng bệnh nhân phong tại Việt Nam bắt đầu có xu hướng gia tăng. Trung bình mỗi năm, nước ta ghi nhận thêm 100-200 ca bệnh mới. Riêng tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, các ca nhiễm mới được phát hiện tính từ năm 2018 tới nay là gần 20 ca, đều khó chẩn đoán, triệu chứng lâm sàng không điển hình.
Trong khi trước đó, đến cuối năm 2015, toàn bộ 63 tỉnh/thành trong cả nước đã được công nhận loại trừ bệnh phong theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Hiện Việt Nam có 36 khu điều trị bệnh nhân phong, 15 làng phong với khoảng 10.000 bệnh nhân đang được quản lý trong cộng đồng. Tỷ lệ bệnh nhân tàn tật độ 2 đang tăng cao.
Chương trình Phòng chống phong Việt Nam đặt mục tiêu 100% bệnh nhân phong mới được phát hiện khi chưa có tàn tật và được điều trị kịp thời.
Nguyễn Liên
Bình luận
Những tin mới hơn
- Những người không bao giờ được uống rượu (28/03/2021)
- Cách xử lý khi bị chấn thương do chơi thể thao (29/03/2021)
- Tìm được thêm 2 người trong nhóm nhập cảnh trái phép có bệnh nhân Covid-19 (29/03/2021)
- Thêm 1 ca Covid-19 về từ nước ngoài (29/03/2021)
- Việt Nam ghi nhận thêm 4 ca Covid-19 mới (28/03/2021)
- Các món càng ăn càng gây cảm giác đói (28/03/2021)
- Đa dạng hóa thực đơn trong và sau thai kỳ với phần mềm của Ajinomoto (27/03/2021)
- Bệnh nhân Covid-19 nặng nhất Việt Nam khỏi bệnh nhưng bị suy kiệt (28/03/2021)
- "Hút chân không" thực phẩm có thể sinh độc tố nguy hiểm như vụ pate chay (28/03/2021)
- Ca mắc Covid-19 nặng nhất Việt Nam khỏi bệnh sau 9 lần xét nghiệm âm tính (27/03/2021)
- Người đàn ông Trung Quốc mắc Covid-19 ở Bình Dương nhập cảnh trái phép (27/03/2021)
- Một gia đình 5 F1 đi cùng chuyến bay có ca nhiễm Covid-19 (27/03/2021)
- Chuyển 2 bệnh nhân Covid-19 ở Hải Phòng lên Hà Nội điều trị (27/03/2021)
- Tất cả F1 tại Hà Nội liên quan 2 ca Covid-19 nhập cảnh trái phép đã âm tính (27/03/2021)
- Bé trai phải thở máy do ngã khi đá bóng (27/03/2021)
- Lý do một số người đặt tỏi dưới gối (27/03/2021)
- TP.HCM cách ly người tới từ một số khu vực ở Hải Phòng, Bình Dương (27/03/2021)
- Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tiêm thử nghiệm vắc xin Covid-19 của Việt Nam (27/03/2021)
- Người phụ nữ liệt toàn thân, suy hô hấp vì rắn hổ mang cắn (27/03/2021)
- Yêu cầu điều tra nguyên nhân vụ ngộ độc pate chay ở Bình Dương (27/03/2021)